Trang chủ WiKi Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn bộ GD&ĐT Mới Nhất 2022

Cách đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Chuẩn bộ GD&ĐT Mới Nhất 2022

Thiên Hà 4735
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ nào đó thì việc đầu tiên chính là phải học bảng chữ cái, học tiếng Việt cũng vậy, khi bắt đầu vào lớp một, chúng ta đã được học bảng chữ cái tiếng Việt, từ bảng chữ cái này, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta biết đọc biết viết và sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách hiệu quả nhất, các kiến thức mà chúng ta tiếp thu sau này cũng sẽ bắt đầu từ bảng chữ cái này.

Bảng chữ cái tiếng Việt là gì?

Bảng chữ cái Tiếng Việt là hệ thống chữ, số, dấu thanh mà người học tiếng Việt cần ghi nhớ để có thể đọc và viết thành thạo Tiếng Việt. Hiện nay bảng chữ cái tiếng Việt được công nhận có 29 chữ cái theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đây cũng làcơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo, những chuyên gia học giả soạn sách căn cứ vào làm cơ sở, biên soạn sách cho những người học tiếng Việt.

Xem thêm ngay: Mẫu Bảng cửu chương nhân, chia CHUẨN theo Sách Cải

Theo đó hiện nay bảng chữ cái Tiếng Việt thường có 29 chữ cái, 10 số từ 0 đến 9 và 5 dấu thanh câu huyền, sắc, ngã, nặng, hỏi. Theo nghien cứu của các chuyên gia, đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh hay người nước ngoài trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng quy định 2 cách viết, một là viết hoa với chữ lớn, các đường nét được tạo nên bằng những đoạn thẳng, hai là viết thường, chữ nhỏ, các đường nét chữ được tạo nên từ các đường uốn lượn khác nhau

– Chữ hoa – chữ in hoa – chữ viết hoa đều là những tên gọi của kiểu viết chữ in lớn.

– Chữ thường – chữ in thường – chữ viết thường đều được gọi là kiểu viết nhỏ.

Dù chỉ có 29 chữ cái nhưng không phải ai cũng biết cách phát âm đúng với bảng chữ cái tiếng Việt, kể cả những người đã nói giỏi tiếng Việt. Vì thế việc dùng bảng chữ cái tiếng Việt để hương dẫn phát âm chuẩn là vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ em mới tập đọc hoặc người nước ngoài muốn học tiếng Việt. Khi giảng dạy về bảng chữ cái tiếng Việt, giáo viên cũng phải đưa ra được cách đọc thống nhất cho các chữ cái, theo chuẩn mà Bộ Giáo Dục đưa ra.

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng Việt

Chữ cái tiếng Việt được chia làm 2 phần, nguyên âm và phụ âm. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên âm và phụ âm ngay sau đây nhé

Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất theo chuẩn bộ Giáo dục công bố thì tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư.

Và khi các nguyên âm đứng cạnh nhau, sẽ tạo ra những phát âm khác nhau và được gọi nguyên âm đôi. Một số ví dụ về nguyên âm đôi có thể kể đến như: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

– Trong số này chúng ta cũng có thể thấy a và ă là hai nguyên âm. Chúng có cách đọc gần giồng nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi cho đến độ mở của miệng, khẩu hình phát âm.

– Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự giống nhau cụ thể là âm Ơ thì phát âm hơi dài một chút, còn đối với âm â thì ngắn hơn. Cảm giác như âm Ơ mà có thêm thanh sắc…Ơ sắc â vậy

– Ngoài ra còn một hệ thống các nguyên âm có dấu: ư, ơ, ô, â, ă có cách đọc khá khó, và đặc biệt chúng không có trong bảng chữ cái la tinh nên trở thành rất khó nhớ với người nước ngoài học tiếng Việt

– Hai âm “ă” và âm “â” không đứng một mình trong chữ viết Tiếng Việt.

Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Ngoài các nguyên âm được kể trong phần trên thì những chữ cái còn lại trong bảng chữ cái tiếng Việt được gọi là phụ âm. Trong đó phụ âm đơn được ghi bằng một chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x, r…

Bên cạnh đó còn rất nhiều những phụ âm ghép lại với nhau thành những phụ âm mới được gọi là phụ âm kép, cụ thể – Ph, th, tr, ch, ng, kh….- Trong hệ thống chữ cái tiếng Việt có một phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái: chính là Ngh – được dùng trong các từ như – nghề nghiệp.

Cách Đánh Vần Các Chữ Trong Tiếng Việt

Cách cấu tạo  Ví dụ
 1.Nguyên âm đơn/ghép+dấu  Ô!, Ai, Áo, Ở, . . .
 2.(Nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm  ăn, uống, ông. . .
 3.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)  da, hỏi, cười. . .
 4.Phụ âm+(nguyên âm đơn/ghép+dấu)+phụ âm  cơm, thương, không, nguyễn. .

Bảng tổng hợp tên và cách phát âm các chữ cái Tiếng Việt

STTChữ viết thườngChữ viết hoaTên chữCách phát âm
1aAaa
2ăĂáá
3âÂ
4bBbờ
5cCcờ
6dDdờ
7đĐđêđờ
8eEee
9êÊêê
10gGgiêgiờ
11hHháthờ
12iIi/i ngắni
13kKcaca/cờ
14lLe-lờlờ
15mMem mờ/e-mờmờ
16nNem nờ/ e-nờnờ
17oOoo
18ôÔôô
19ơƠơơ
20pPpờ
21qQcu/quyquờ
22rRe-rờrờ
23sSét-xìsờ
24tTtờ
25uUuu
26ưƯưư
27vVvờ
28xXích xìxờ
29yYi/i dàii

Hệ thống thanh sắc trong bảng chữ cái tiếng Việt

Bảng chữ cái tiếng Việt còn bao gồm 5 dấu thanh là: Dấu sắc (´), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~), dấu nặng (.)

Khá nhiều bạn đã học đến các lớp lớn thậm chí đi làm nhưng cũng chưa rõ lắm về quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Chúng tôi sẽ chia sẻ lại như sau:

Dấu thanh được đặt ở nguyên âm khi từ đó chỉ có 1 nguyên âm. Ví dụ: u, ngủ, nhú,…

Dấu thanh được đặc ở nguyên âm đầu tiên với từ nguyên âm đôi. Ví dụ: ua, của,…)

Nếu từ là phụ âm đôi kết hơp nguyên âm thì vẫn đặ trên nguyên âm

Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu sẽ đánh vào nguyên âm thứ 2 Ví dụ: khuỷu thì dấu sẽ nằm ở nguyên âm thứ 2

 Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết về bảng chữ cái tiếng Việt, các bạn sẽ có cơ hội củng cố thêm kiến thức của mình, và giữ gìn phát huy hơn nữa sự trong sáng của tiếng Việt nhé. Cảm ơn đã đọc bài.

Mới nhất