Trang chủ WiKi Công thức tính diện tích xung quanh hình nón dễ Chuẩn nhất

Công thức tính diện tích xung quanh hình nón dễ Chuẩn nhất

Thiên Hà 5038

Hình nón là dạng hình học quen thuộc mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, qua những chiếc nón đội đầu của các mẹ, các bà và chị em phụ nữ Việt Nam. về mặt hình học, hình nón là dạng hình học không gian 3 chiều, đây là kiến thức quan trọng nhất của Toán học nằm trong chương trình THPT mà chúng ta sẽ được tìm hiểu.

Liên quan tới hình nón sẽ có các công thức tính diện tích toàn phần, diện tích xung quanh, diện tích bề mặt hình nón và công thức tính thể tích hình nón. Trong bài viết diện tích xung quanh hình nón ngay dưới đây chúng ta sẽ cùng ôn lại những kiến thức này nhé!  

Hình nón là gì?

Hình nón là một dạng hình hình học không gian 3 chiều đặc biệt có bề mặt phẳng và bề mặt  cong hướng về phía trên. Chóp của hình nón được tạo thành khi xoay một tam giác vuông quanh trục của nó (một cạnh góc vuông) một vòng.

Công thức tính diện tích xung quanh hình nón

Xem thêm kiến thức: Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ

Đầu nhọn của hình nón được gọi là đỉnh, trong khi bề mặt phẳng được gọi là đáy. Chúng ta thường bắt gặp hình nón rất nhiều trong cuộc sống như chiếc nón lá, cây kem ốc quê, chiếc mũ sinh nhật hay kim tự tháp kỳ quan thế giới cùng là một dạng hình nón trong thực tế.

Các thuộc tính của hình nón

Để nhận biết được hình nón thì đôi khi chỉ cần nhìn bằng trực quan, nhưng để tổng hợp hóa nó thành lý thuyết thì chúng có những đặc điểm sau:

+ HÌnh nón luôn có một đỉnh hình tam giác.

+ Một mặt tròn gọi là đáy hình nón.

+ Một điểm khác biệt của hình nón so với các dạng hình học khác là nó không có bất kỳ cạnh nào.

+ Chiều cao (h) – Chiều cao là khoảng cách từ tâm của vòng tròn đến đỉnh của hình nón. Đồng thời chiều cao này cũng được tính bằng đường cao và bán kính trong hình nón là một tam giác vuông.

Hình nón có mấy loại

Trong khoa học hình học chúng ta thấy rằng hình nón không chỉ có một dạng tròn thẳng như chúng ta thường thấy. Có 2 loại hình nón trong thực tế. Cụ thể

Tham khảo: Tính chất hình thoi? Dấu hiệu nhận biết

Hình nón tròn: Một hình nón tròn là một hình có đỉnh vuông góc với mặt đáy , có nghĩa là đường vuông góc rơi chính xác vào tâm của mặt đáy tròn của hình nón.

Hình nón xiên: Cách nhận biết hình nón xiên là hãy nhìn vào đỉnh của nó nếu bất kỳ vị trí nào từ đình mà  không vuông góc với mặt đáy thì đó là một hình nón xiên.

Tổng quan về diện tích hình nón

Liên quan tới hình nón sẽ có các công thức tính diện tích toàn phần, diện tích xung quanh, diện tích bề mặt hình nón và công thức tính thể tích hình nón. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến 2 công thức tính diện tích hình nón chủ yếu là diện tích xung quanh hình nón và diện tích toàn phần

Diện tích xung quanh hình nón là gì?

Diện tích xung quanh hình nón là phần diện tích mặt xung quanh, bao gồm từ đỉnh xuống đến điểm chạm chạp đáy bao quanh hình nón, nhưng không gồm diện tích đáy.

Cách tính diện tích xung quanh hình nón như thế nào?

Để tính diện tích xung quanh hình nón chúng ta có công thức sau:

Sxq = π.r.l

Diễn giải công thức: Diện tích xung quanh hình nón được xác định bằng tích của hằng số Pi (π) nhân với bán kính đáy hình nón (r) nhân với đường sinh hình nón (l). Đường sinh có thể là một đường thẳng hoặc 1 đường cong phẳng.

Hay cũng có thể hiểu diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay bằng một nửa tích độ dài đường tròn đáy và độ dài đường sinh. Với hình nón thì đường sinh có chiều dài từ mép của vòng tròn đến đỉnh của hình nón.

Trong đó:

Sxq : Kí hiệu diện tích xung quanh hình nón.

r: Bán kính mặt đáy của hình nón.

π: Hằng số (π ≈ 3,14).

l: Độ dài đường sinh.

Diện tích toàn phần hình nón là gì?

Khác với diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình nón là độ lớn của toàn bộ không gian hình chiếm giữ, bao gồm cả diện tích xung quanh và diện tích đáy tròn. Có nghĩa là để tính được diện tích toàn phần bạn buộc phải tính được diện tích xung quanh và diện tích đáy tròn sau đó cộng chúng lại với nhau

Vậy công thức tính diện tích toàn phần như thế nào?

Diện tích toàn phần hình nón bằng diện tích xung quang hình nón công với diện tích mặt đáy hình nón.

Stp = Sxq + Sđáy

Stp = π.r.l + π.r2

Trong đó:

Stp: Diện tích toàn phần hình nón.

Sxq: Diện tích xung quanh hình nón.

S đáy: Diện tích đáy của hình nón.

π: Hằng số Pi (π ≈ 3,14).

r: Bán kính đáy hình nón.

l: Độ dài đường sinh hình nón.

Công thức tính thể tích hình nón

Thể tích hình nón là lượng không gian mà hình nón chiếm.

– Công thức

Thể tích hình nón bằng 1/3 diện tích của mặt đáy nhân với chiều cao.

V = 1/3.π.r2 .h

Trong đó:

V: Thể tích hình nón.

r: Bán kính đáy ủa hình nón.

h: Chiều cao, khoảng cách giữa đỉnh và đáy của hình nón.

Đơn vị đo: m3 (mét khối)

Bạn nên xem: Công thức tính [Chu vi][Diện tích] Hình Thang

Bài viết đã giúp bạn ôn lại các kiến thức về hình nón từ khái niệm đến các công thức chi tiết để tính diện tích xung quanh hình nón và diện tích toàn phần hình nón. Hãy linh hoạt áp dụng vào dữ liệu bài toán cho để tìm được kết quả chính xác nhất nhé! Chúc bạn thành công

Mới nhất